Mất ngủ do tuổi tác – Càng cao tuổi càng gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ
Giấc ngủ là trạng thái sinh lý của cơ thể nhằm cân bằng trở lại các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Giấc ngủ có đặc trưng là nhịp điệu ngày/đêm, đảm bảo cho sự phục hồi các chức năng của cơ thể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ như thể trạng, yếu tố thần kinh, yếu tố tâm lý. Trong đó, hormone đóng vai trò rất quan trọng.
Melatonin – Hormon không thể thiếu cho giấc ngủ
Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi (NCT) liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức – ngủ. Trong cơ thể người, melatonin được tiết ra từ lúc mới sinh, đến 15 tuổi, bắt đầu giảm đi và sau 45 tuổi bị cạn kiệt rất nhanh. Ngay cả khi đạt mức tối đa, lượng melatonin ở người cao tuổi cũng chỉ bằng một nửa so với người trẻ, đến 80 tuổi thì giảm đến mức tối thiểu.
Người ta gọi Melatonin là “hormone bóng đêm” bởi vì Melatonin được kích thích khi có bóng đêm và bị ức chế khi có ánh sáng. Bình thường, lượng melatonin bắt đầu được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn, tăng mạnh từ 2 – 4 giờ sáng (khi ngủ say nhất) rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện.
Melatonin chính là nhạc trưởng thiết lập nhịp điệu của cơ thể, thiết lập đồng hồ sinh học trong não và điều hoà giấc ngủ tự nhiên của con người. Nhờ có Melatonin mà con người có giấc ngủ sảng khoái, êm đềm mà không bị mệt mỏi khi thức giấc.
Càng cao tuổi càng dễ mất ngủ
Điều dễ nhận thấy là trẻ càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều (trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày, chỉ thức giấc khi đói hay tã ướt), thanh niên mỗi ngày ngủ 8-9 giờ, người cao tuổi ngủ ít hơn nhiều: chỉ 5-6 giờ hoặc 4-5 giờ, lại hay thức giấc.
Nguyên nhân là do mức độ sản sinh ra Melatonin ở mỗi người khác nhau. Trẻ em tiết ra Melatonin nhiều nhất và lượng Melatonin sản sinh giảm dần theo lứa tuổi. Ở người già lượng Melatonin tiết ra rất ít. Đây chính là nguyên nhân gây nên mất ngủ ở người lớn tuổi.

Những nguyên nhân bệnh lý khác gây ra mất ngủ ở người cao tuổi
Ngoài vấn đề về hormon, mất ngủ có thể là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Mất ngủ do các sự cố (như phải thay đổi chỗ ở, ốm đau bệnh tật, mất việc làm, hôn nhân tan vỡ, đau buồn tang tóc…) thường rất khó vào giấc ngủ.
– Mất ngủ có trầm cảm: ngủ không yên hay thức giấc, dậy quá sớm trước giờ thường lệ, kèm theo suy nghĩ miên man, tâm trạng buồn chán, sụt cân.
– Mất ngủ do bệnh tim: khó thở khi nằm ở người bị suy tim, do khó thở kịch phát trong cơn tăng huyết áp, loạn nhịp tim làm thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ.
– Mất ngủ do đau (đau khớp, đau vùng trước tim…): khó vào giấc ngủ, nhiều lần phải thức giấc.
– Mất ngủ do hội chứng ngừng thở khi ngủ (như bị viêm phế quản tắc nghẽn, hen suyễn…): ngủ đủ số giờ cần thiết nhưng khi thức dậy thấy không dễ chịu, người mệt mỏi; bị nhức đầu lúc mới thức dậy buổi sáng, khó tập trung chú ý, rối loạn trí nhớ; ban đêm ngáy như sấm, ra nhiều mồ hôi, trằn trọc, nhiều lần thức giấc.
Giải pháp giúp người cao tuổi dễ ngủ, ngủ ngon, sâu giấc
Để được ngon giấc, các bậc cao niên cần quan tâm đến một số yêu cầu sau đây:
– Tránh mọi tác nhân kích thích: ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ không uống ruợu; sau 4 giờ chiều không hút thuốc lá (nếu bỏ thuốc lá, thuốc lào thì càng tốt), không uống cà phê; cũng không nên dùng các thức ăn, đồ uống có caffein trước khi đi ngủ.
– Tập luyện đều đặn, tốt nhất là tập vào cuối buổi chiều nhưng cần tránh tập các môn hoạt động thể lực mạnh sau 6 giờ chiều. Các bài tập như: đi bộ, xoa bóp, thư giãn rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ.
– Bữa tối nên ăn nhẹ; không dùng sôcô- la, các thức ngọt; không uống nhiều nước; có thể tắm nước ấm hoặc lau ngườI bằng nước ấm trước khi đi ngủ.
– Phòng ngủ phải yên tĩnh, ánh sáng thích hợp, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; không có gió lùa nhất là về mùa rét.
– Chỉ lên giường khi đã sẵn sàng cho giấc ngủ. Vào giường ngủ, không nói chuyện, không đọc sách báo, không xem ti-vi, không nghe nhạc hay suy tính công việc.
– Mỗi sáng nên thức dậy vào một giờ nhất định. Buổi trưa nên ngủ vào một giờ nhất định và chỉ nên ngủ 30-45 phút hoặc thư giãn chừng 30 phút.

Các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ không dùng thuốc
Nếu bị mất ngủ, trước tiên nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc, cụ thể:
– Gõ ngón trỏ (gõ mạnh vừa phảI bằng mô đốt ngón 3) lên đầu lông mày hai bên, mỗi bên 30-60 lần. Xong vuốt nhẹ lông mày 2 bên từ đầu đến đuôi lông mày.
– Gãi chân tóc từ trán ra sau gáy trong 2-3 phút bằng 10 đầu ngón tay hoặc bằng lược.
– Xoa nóng 2 bàn chân.
– Ngâm chân nước ấm 38-43°C trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần, trong đó có một lần trước khi đi ngủ buổi tối.
– Gối đậu đen rang nóng (theo Nam dược thần hiệu của Thiền sư Tuệ Tĩnh): rang nóng đậu đen, rồi cho vào gối, gốI suốt đêm.
Bổ sung thảo dược lành tính hỗ trợ giấc ngủ

Ngày nay, Nữ lang đang là 1 trong 5 cây thuốc có doanh số cao nhất, được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu. Với thành phần chính là acid Valerenic và các dẫn xuất Calepotriates có trong Nữ Lang đã giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng, xoa dịu thần kinh từ đó giúp dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
Duy nhất thành phần Nữ Lang được kết hợp với 5- tryptomin có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Goldream New – Giúp tăng số giờ ngủ ngon, thức dậy không còn mệt mỏi
